Nha khoa kỹ thuật cao - Nha khoa Tiến Đạt
Ghép xương trong cấy ghép implant là một điều trị phức tạp trước khi tiến hành cấy ghép implant. Đồi hỏi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên sâu mới có thể thực hiện thành công ca ghép xương tỷ lệ tích hợp với xương hàm cao.
Ghép xương trong cấy ghép implant là một điều trị bổ sung cần thiết trong trường hợp phục hình răng hoặc cấy ghép Implant tại những vị trí thiếu xương. Trong một số trường hợp nhất định bác sĩ sẽ chỉ định khi chất lượng và số lượng xương ổ răng, xương hàm người mất răng không đủ điều kiện để cấy ghép trụ Titanium. Vị trí mất răng sẽ được cấy ghép xương tự thân hoặc xương nhân tạo vào. Xương được ghép tích hợp hoàn toàn với ổ răng, hàm của người mất răng sau một thời gian. Sau đó mới tiến hành trồng trụ Implant.
Giúp lấy lại khả năng trồng răng Implant cho người mất răng lâu năm.
Góp phần bảo tồn xương hàm, tái tạo lại cấu trúc xương hàm và các răng thật.
Hạn chế, ngăn ngừa tiêu xương hàm.
Giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm khi ghép xương.
Giữ được sự tươi trẻ của khuôn mặt.
Xương hàm tại vị trí mất răng sẽ bị tiêu dần đi. Xương hàm nhanh chóng bị teo đi đến mức độ được gọi là “xương cơ bản - basal bone” cho dù mất răng đi vì bất kỳ lý do nào. Mất răng nhiều có thể để lại những vòng hẹp (narrow hoop) trong xương ở hàm. Những trường hợp mất răng nhiều năm, nha chu, chấn thương cần được ghép xương trong Implant.
Khi mất răng nhiều năm xương hàm bị tiêu nhiều, xương hàm có kích thước bị hạn chế, không đủ để giữ Implant vững chắc do sóng hàm hẹp. Trong những trường hợp trên bạn cần phải ghép xương trong cấy ghép implant hay nâng xoang.
Ghép xương tự thân
Xương được lấy từ một phần khác ở cơ thể bệnh nhân để ghép vào phần xương bị tiêu trong ổ răng như: xương hàm, xương cằm, xương hông, xương sọ.
Khi ghép xương nhân tạo bằng xương tự thân có ưu điểm: an toàn, nguy cơ bị thải trừ vật liệu ghép ít, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh không có hoặc rất ít.
Nhược điểm là: phải mổ ở hai vùng khác nhau.
Ghép xương đồng chủng
Xương được lấy từ cá thể khác cùng loài: Xương được lưu trữ ở các ngân hàng mô dạng tươi hoặc đông khô như: mô xương, mô sụn, cơ quan nội tạng.
Ưu điểm là phù hợp về thành phần hóa học, tính chất của vùng nhận ghép. Có thể sử dụng được một số lượng hoặc khối lượng lớn mô ghép.
Bên cạnh đó sẽ có nhược điểm là: phản ứng thải trừ khá cao và nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh nếu như xử lý không chuẩn.
Ghép xương dị chủng
Xương được lấy từ các cá thể khác loài đã qua quá trình xử lý. Tùy mục đích ghép đặc tính sinh học được cải thiện cho phù hợp như: khử hữu cơ, đông khô, đông khô khử khoáng,...
Tuy nhiên nhược điểm của nó là nguy cơ thải trừ cao do kích thích phản ứng miễn dịch, khả năng tương hợp sinh học kém.
Ghép xương nhân tạo
Xương nhân tạo có thành phần chính là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate. Dạng xương sinh học có khả năng tự tiêu. Xương này sẽ được ghép vào phần xương bị thiếu. Tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển cứ mỗi tháng sẽ phát triển lên 1mm.
Loại này có ưu điểm là: không cần phẫu thuật 2 nơi, an toàn và dễ cấy ghép.
Với nhược điểm thời gian phục hồi lâu. Xương phát triển đủ điều kiện cần thiết phải mất đến 6 tháng. Tiếp theo cần từ 3 – 6 tháng mới có thể phục hình trên Implant.
Trước khi ghép xương phải điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng hiện có. Trước và sau khi ghép xương trong cấy ghép implant không nên sử dụng chất kích thích.
Ghép xương hàm có đau không? Có chứ. Sau ghép xương sẽ có hiện tượng đau và sưng do làm phẫu thuật nên cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hạn chế các hành động như ho, hắt hơi, khạc nhổ mạnh hoặc dùng lưỡi, dị vật chạm vào vùng ghép. Súc miệng bằng dung dịch theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi cấy ghép chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Không sử dụng rượu bia, hút thuốc ít nhất 2 tuần.
Quá trình điều trị tiêu tốn khá nhiều thời gian để lành xương và tái cấu trúc xương. Ghép xương trong cấy ghép implant là một phẫu thuật cực kỳ phức tạp nên chi phí thường tương đối cao. Tuy nhiên chi phí ghép xương hàm tùy thuộc nhiều vào dạng phương pháp ghép xương. Bệnh nhân và phòng khám lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên tình trạng của bệnh nhân.
Để có một ca ghép xương trong cấy ghép implant thành công. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ các bước cũng như quá trình thực hiện. Sau đó đến bác sĩ để được tư vấn chính xác với tình trạng hiện tại có được ghép xương không.
Bài viết có liên quan:
>>>Cấy ghép implant mất bao lâu
© 2017 Phòng khám Nha Khoa uy tín tại TpHCM: Nha khoa Tiến Đạt